Giá Tiêu Hôm Nay

Từ quốc lộ 27B nối liền phố núi Đà Lạt bao nhiêu ngày nữa tới tết

【bao nhiêu ngày nữa tới tết】Niềm tự hào của Liêng Bông

Từ quốc lộ 27B nối liền phố núi Đà Lạt và phố biển Nha Trang,ềmtựhàocủaLiêngBôbao nhiêu ngày nữa tới tết chúng tôi rẽ vào thôn Liêng Bông bên dòng suối Đạ Gôrl, con đường chính vào thôn đang được nâng cấp mở rộng từ 5 lên 10 m nên nhộn nhịp xe cơ giới chở đất đá, vật liệu vào ra.

Dừng xe trước ngôi "biệt thự" ngổn ngang xà bần, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đạ Nhim Kon Sơ Ha Vương giới thiệu: "Đây là nhà già làng Kơ Să Ha Tin, ông ta đã tự nguyện hiến đất và phá bỏ hàng rào để mở rộng đường, nhờ đó 58 hộ khác trong thôn Liêng Bông làm theo, nên giảm được chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nhiều tỉ đồng".

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 1.

Già làng Ha Tin bên con đường đang được mở rộng

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 1.

Lúc chúng tôi không hẹn mà đến, Ha Tin đang chuẩn bị chiếc xe Win để lên rẫy chăm sóc cà phê. Thấy vậy, ông nán lại chốc lát. Bên tách trà nóng, già làng chia sẻ: "Mình hiến đất 20 m chiều dài, hơn 2 m chiều ngang, rồi tự phá bỏ hàng rào và cổng trị giá gần 100 triệu đồng để Nhà nước mở đường nên ngổn ngang xà bần chưa kịp dọn đi. Anh em thông cảm nhé".

Con đường qua thôn Liêng Bông dài 1 km, được cấp kinh phí hơn 10 tỉ đồng để mở rộng. Trước khi triển khai, Đảng ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ xã Đạ Nhim đến thôn Liêng Bông tổ chức họp dân để thông báo kế hoạch mở đường, đồng thời vận động bà con hiến đất vì kinh phí giải phóng mặt bằng rất hạn hẹp. Nếu không có sự đồng lòng, con đường khó thành hiện thực…

Ông Ha Vương cho biết, tại buổi họp lấy ý kiến dân, già làng Ha Tin tiên phong hiến đất và phân tích việc mở rộng đường sẽ mang lại bộ mặt khang trang cho buôn làng, giúp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nếp sống văn minh để nâng cao đời sống… Thấy già làng Ha Tin nói thiệt và làm thiệt nên 100% các hộ trong thôn Liêng Bông cũng tự nguyện hiến đất, chỉ nhận tiền hỗ trợ di dời công trình kiến trúc, nhà cửa, cây trồng.

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 3.

Già làng Ha Tin và ông Kon Sơ Ha Vương, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Đạ Nhim

"Việc mở rộng đường là niềm mong ước của bà con vùng sâu lâu nay. Mình là đảng viên nên phải đi đầu nêu gương, có thế dân mới theo, mới tin và cùng Nhà nước sớm hoàn thành các con đường mục tiêu", già làng Ha Tin thổ lộ.

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 2.

Năm nay 67 tuổi nhưng nhìn già làng Ha Tin chẳng khác gì một thanh niên. Hằng ngày, ông vẫn lái chiếc xe Win vượt qua những cung đường quanh co đồi dốc, đất đá lởm chởm để đến rẫy cà phê, mảnh vườn nuôi sống gia đình ông bấy lâu nay.

Ha Tin cho biết, ông sinh ra ở xã N'Thol Hạ (H.Đức Trọng, Lâm Đồng) nhưng tuổi thơ của ông lại gắn bó với phố thị Đà Lạt, khi ông được cha mẹ gửi lên đây học chữ tại Trường Trí Đức (nay là Trường THCS Quang Trung). Thời đó, con em đồng bào ở các buôn làng nam Tây nguyên, được học đến cấp 2 biết con chữ như Ha Tin không nhiều. 

Năm 1975, đất nước thống nhất, Ha Tin tròn 18 tuổi, nhờ biết chữ nên ông được công an, bộ đội kêu gọi tham gia đội công tác xây dựng "pháo đài" tư tưởng chống Fulro, rồi làm du kích.

Ha Tin bắt đầu khoác súng, cùng đồng đội ngày đêm trèo đồi, lội suối băng qua những cánh rừng nguyên sinh đầy vắt, ruồi vàng, rắn rết để đến khu vực Đầm Ròn (H.Đam Rông, Lâm Đồng, trước thuộc H.Lạc Dương), rồi đi ngược xuống núi Voi (H.Đức Trọng), qua đèo Sông Pha (H.Đơn Dương)… để tiếp cận tuyên truyền, vận động, thuyết phục những gia đình có con em lầm đường lạc lối, theo tổ chức phản động Fulro quay trở về. 

Nhờ những chuyến "hành quân" đó, năm 1978, khi Ha Tin tròn 21 tuổi, có dịp gặp được sơn nữ Kon Sơ K'Soai đang trồng rừng. Hai người bén duyên và Ha Tin được sơn nữ K'Soai "bắt" về làm chồng ở Liêng Bông bên suối Đạ Gôrl cho đến hôm nay.

"Vợ chồng mình có 4 người con, 1 gái, 3 trai và 13 đứa cháu nội, ngoại… Nếu không vận động chúng nó "kế hoạch" chắc còn đông hơn", Ha Tin dí dỏm.

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 5.

Vợ chồng Ha Tin cùng con dâu Mi La trước biệt thự của gia đình

Trong một lần vào cuối năm 1978, Ha Tin chỉ huy tuần tra ở vùng Kill Plagnol Hạ (Lạc Dương) thì bị Fulro phục kích, xả súng. Ha Tin bị bắn xuyên má, gãy xương bả vai, được công nhận thương binh 4/4. "Trận đó mình tưởng phải nằm lại rừng, may thay có bộ đội đến cứu kịp thời mới sống đến nay", già làng Ha Tin vén cổ áo chỉ vào các vết thương. 

Thoát chết trở về, Ha Tin làm cán bộ quản lý lao động ở Kill Plagnol Hạ để tăng gia sản xuất, có thêm khoai, sắn giúp đồng bào có cái ăn trong giai đoạn nhiều khó khăn. Ha Tin kể, năm 1979, ông còn được phân công nhiệm vụ đứng lớp "bình dân học vụ" để xóa mù chữ cho bà con buôn làng. 

Tiếp lời Ha Tin, ông Ha Vương sôi nổi: "Lúc đó mình 9 tuổi, được theo bố mẹ, ông bà đến lớp xóa mù chữ do thầy Ha Tin dạy, mình biết chữ cũng từ thầy Ha Tin đó. Bà con buôn làng thường gọi Ha Tin là thầy, rất thân thương". Cũng theo ông Ha Vương, vùng đất này lúc đó hoang vu lắm, chỉ có đường mòn và đường xe be (xe kéo và chở gỗ) sình lầy, chưa có điện; thế nhưng những người già vẫn chăm chỉ đến lớp để được thầy Ha Tin gieo con chữ. 

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 3.

Khi "bóng ma Fulro" lùi vào vùng tối, tiếng súng thưa dần trên miền đất nam Tây nguyên, Ha Tin được tuyển dụng làm Chánh văn phòng UBND xã Đạ Chais (sau mới tách thêm xã Đạ Nhim ngày nay).

Một kỷ niệm và dấu ấn cuộc đời mà Ha Tin không thể nào quên, đó là năm 1986, ông vinh dự được tuyên thệ dưới cờ Đảng vinh quang. Giai đoạn 1990 - 1992, ông được tín nhiệm Phó chủ tịch UBND xã Đạ Chais. Từ năm 1996 - 2008, Ha Tin được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đạ Nhim.

Giai đoạn đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cấp đất, cấp gỗ làm nhà cho đồng bào dân tộc để định canh, định cư ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Tại Liêng Bông và Đạ Chais có những gia đình nghèo không có tiền mua tôn lợp nhà, Ha Tin với tư cách chủ tịch MTTQ xã đã vận động và tự bỏ tiền giúp 5 hộ gia đình có nhà ở khang trang. 

Ha Tin cho biết từ năm 2008, ông xin nghỉ việc ở xã sau 34 năm cống hiến, để về vui thú điền viên, phát triển kinh tế gia đình. Ha Tin vừa làm vừa nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi qua bạn bè, chuyên gia và siêng năng tham dự các cuộc hội thảo nên vườn cà phê của gia đình ông luôn đạt năng suất, chất lượng vượt trội. Những mùa vụ được giá, đã mang lại thu nhập cho gia đình Ha Tin từ 500 - 600 triệu đồng. 

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 7.

Già làng Ha Tin chăm sóc cà phê

Khi cà phê liên tục rớt giá, Ha Tin mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích từ cà phê sang canh tác đậu Hà Lan, súp lơ, hoa cẩm tú cầu, chanh dây…, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm cho dân làng. "Chỉ trong 5 năm, khi đầu ra suôn sẻ thì thu nhập khá lắm. Mình xây được nhà mới và mua được xe hơi mới toanh giá 850 triệu đồng", Ha Tin chia sẻ. 

Trong số những hộ gia đình được Ha Tin "truyền nghề" trồng rau, hoa mà trở nên khá giả có Cil Ju Ha Bia, Kon Sơ Ha Tăm… Họ luôn biết ơn già làng Ha Tin. Ha Tăm cho biết: "Già làng Ha Tin là người có tiếng nói uy tín ở Liêng Bông. Ông đi trước, làm trước, khi thành công sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho dân làng để cùng sản xuất, phát triển đời sống".

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 8.

Già làng Ha Tin (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc tỉnh Lâm Đồng lần 1

Còn ông Trịnh Xuân Tự, Bí thư Đảng ủy xã Đạ Nhim, nhận xét: "Ngày xưa thời trai trẻ Ha Tin tham gia chống Fulro, làm du kích bảo vệ buôn làng. Nay dù về hưu nhưng già làng Ha Tin luôn đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông còn là nông dân sản xuất giỏi của huyện, gia đình cách mạng gương mẫu, tích cực góp phần xây dựng thôn buôn giàu đẹp, phát triển".

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 4.

Thật bất ngờ và thú vị, khi Bí thư Đảng ủy xã Đạ Nhim tiết lộ, nữ Trưởng thôn Liêng Bông hiện nay Kon Sơ Mi La, 41 tuổi, là con dâu của già làng Ha Tin.

Mi La bộc bạch: "Nói về bố chồng ngại lắm. Nhưng phải nói thật, bố Ha Tin là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Chưa kể trong những lần họp dân bàn chuyện xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở, hay chuyện mới nhất vận động dân hiến đất làm đường…, mình đều nhờ tiếng nói của bố Ha Tin nên mọi việc trở nên suôn sẻ và dễ dàng".

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 10.

Già làng Ha Tin hướng dẫn con dâu là nữ Trưởng thôn Liêng Bông

Nữ trưởng thôn Mi La cho biết thêm, Liêng Bông có 266 hộ, với hơn 1.560 nhân khẩu. Người dân sống chủ yếu bằng nghề canh tác cà phê trồng xen cây hồng ăn quả, chanh dây, đậu, dâu tây… Nhờ biết đổi mới phương thức canh tác, nên đời sống cư dân ngày càng khấm khá hơn, nhiều gia đình sắm được ô tô con và các máy móc phục vụ đời sống hằng ngày. 

Niềm tự hào của Liêng Bông - Ảnh 11.

Một số thành tích của già làng Ha Tin

Trong ngôi nhà của già làng Ha Tin, ông dành một không gian trang trọng để treo những tấm ảnh gia đình, hàng chục bằng khen, giấy khen của huyện, của tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng là cách ông nêu gương để giáo dục con, cháu tiếp bước hành trình dấn thân phục vụ cộng đồng.

Chúng tôi rời Liêng Bông trong buổi chiều muộn, đứng trên đồi cao nhìn xuống, Liêng Bông và toàn cảnh xã Đạ Nhim với những dãy trường học và công sở cao tầng khang trang đỏ màu ngói mới. Những ngôi nhà kiên cố tựa "biệt thự" mọc lên san sát, những con đường đang được mở rộng… cho thấy miền đất chất chứa những huyền thoại trong thời chiến tranh đang từng ngày đổi thay với sự đoàn kết, chung tay đóng góp công sức của lớp cha anh đi trước và lớp trẻ kế thừa. 

Rời Liêng Bông nhưng hình ảnh già làng Ha Tin vẫn còn lưu lại trong tâm trí chúng tôi. Ha Tin, một người lớn tuổi nhưng chưa già, một người nghỉ hưu nhưng vẫn miệt mài làm việc được nhiều người nể phục, vì ông luôn thể hiện tính tiên phong "nói và làm", gương mẫu của người đảng viên, gần dân, hiểu dân và dân tin.

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap